Ở Việt Nam, những vùng tập trung nuôi nhiều ong lấy mật là miền núi trung du Bắc bộ (trên 442.000 đàn), Tây Nguyên (trên 361.000 đàn), vì đây là vùng sinh thái có khí hậu tốt và nguồn hoa phong phú. Còn ở đồng bằng sông Cửu Long ít hơn, khoảng 35.000 đàn. Để tăng sản lượng ong lấy mật, người nuôi ong đã tìm kiếm nguồn ong ngoại nhằm giúp tăng lượng mật trên mỗi đàn, vì ong nội chỉ cho mật 12kg/đàn/năm, còn ong ngoại cho 25kg/đàn/năm.
Từ năm 2018, cả nước đã có khoảng 1,26 triệu đàn ong, tổng sản lượng mật ong đạt 49.000 tấn, chủ yếu là xuất khẩu với 44.000 tấn (chiếm 90%), trở thành nước thứ 6 và thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong. Trong đó, sản lượng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 90 - 95%, còn lại xuất khẩu sang châu Âu và tiêu thụ nội địa.
Chỉ tính trong năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu mật ong thiên nhiên tới các thị trường:
Trước đó, trong “bức tranh” xuất khẩu mật ong vào thị trường Mỹ ở thời điểm 2016, Việt Nam đứng thứ nhất là 38.516.529 kg, đứng thứ 2 là Argentina 34.708.393 kg, thứ ba là Ấn Độ 29.468.651 kg, tiếp theo là các nước Brasin, Canada, Ukraina, Thái lan và Mexico. Còn năm 2015, Việt nam xuất khẩu vào Mỹ 37.000 tấn và đạt giá trị trên 101 triệu USD!
Dưới đây là 15 quốc gia đã nhập khẩu chi mật ong nhiều nhất trong năm 2019. Năm đó, Việt Nam đạt trị giá xuất khẩu mật ong thiên nhiên là 52 triệu USD.
Trong số các nước trên, các thị trường tiêu thụ mật ong tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2015 là: Ba Lan (tăng 29,4%), Ả Rập Xê Út (tăng 28,3%), Nhật Bản (tăng 22,9%) và Hà Lan (tăng 16,3%).
Ngoài lượng mật ong xuất khẩu vào Mỹ, Việt Nam còn xuất khẩu sang 13 nước khác thuộc EU, Trung Đông, một số nước châu Á và cả Australia. Trong khi đó, chỉ trong năm 2019, tổng giá trị mua mật ong nhập khẩu trên toàn thế giới đạt 2,1 tỷ USD, một con số rất ấn tượng và hấp dẫn. Riêng các nước châu Âu đã nhập khẩu mật ong trị giá cao nhất trong năm 2019 với giá trị mua là 1,2 tỷ USD, chiếm 50,8% tổng giá trị toàn cầu. Ở thị trường Bắc Mỹ đạt mức 23,1%, còn thị trường châu Á đã nhập khẩu 22,7% nhập khẩu mật ong trên toàn thế giới. Tỷ lệ nhỏ hơn được bán cho khách hàng ở châu Đại Dương (1,9%), dẫn đầu là Úc. Châu Phi (1,2%) và châu Mỹ Latinh (0,3%) không bao gồm Mexico nhưng bao gồm cả vùng Caribê.
Sau đợt dịch bệnh Covid-19 thì con người ngày càng chú trọng hơn về chất lượng cuộc sống và sức khỏe bản thân, do đó chất lượng mật ong xuất khẩu sẽ ngày càng có nhiều điều kiện về tiêu chuẩn hơn nữa.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm, BEHONEX Corp là đơn vị phối hợp nuôi trồng, thu mua và cung ứng các sản phẩm từ mật ong do có mối quan hệ mật thiết với nhiều nông trại ở những vùng có nghề nuôi ong truyền thống và phát triển bền vững. BEHONEX Corp cam kết và luôn mang đến cho người dùng các sản phẩm mật ong từ thiên nhiên sạch, 100% nguyên chất, tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản.
Với uy tín từ chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ tận tâm, BEHONEX Corp ngày càng được đông đảo người tiêu dùng đặt niềm tin và ưa chuộng. Sản phẩm của BEHONEX Corp ứng dụng các phương tiện khoa học, được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn khắt khe cho thị trường nội địa và đã xuất khẩu tới 12 nước trên thế giới như Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Arab Saudi, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Canada, Hoa Kỳ.