Trang trại ong được người nuôi ong chăm sóc chu đáo, che nắng che mưa và buồn vui theo sức khỏe của đàn ong. Tùy theo khả năng, các trại có quy mô nhỏ có từ 100-300 đàn, trại có quy mô trung bình nuôi từ 400-700 đàn. Quy mô lớn hơn khoảng 1000-2000 đàn, thường theo nhóm anh em, bà con hoặc cùng làng xã.Nghề nuôi ong là nghề du mục, tùy theo mùa hoa trong năm, các đàn ong được chuyển đến các vườn đang nở hoa, lá đâm chồi non từ Nam ra Bắc.
Trong một đàn ong thì có ong chúa, ong thợ và ong đực. Chỉ có Ong Thợ lấy mật, Sử dụng những chiếc vòi của mình để hút mật từ hoa và cất giữ trong một cái túi dạ dày đặc biệt
Sau đó chuyển lượng mật hoa dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở tổ. Những con ong thợ này sẽ hút mật hoa từ những chú ong mật nói trên vào miệng của mình, sau đó " chế biến" các loại đường phức tạp trong mật hoa thành những loại đường đơn giản. Mật hoa đã được chuyển hóa thành mật ong sẽ dự trữ trong các tổ ong. Ong sẽ sử dụng qua các mùa không có thức ăn.
Thùng ong được đặt ở gần những cánh đồng hoa rừng trong suốt mùa hoa nở để ong hút mật. Sau mỗi vụ hoa, mật ong được thu hoạch và cất giữ cẩn thận.
Mật ong của Ong Mật TP.HCM được thu hoạch bằng phương pháp thủ công, nên hoàn toàn giữ được nguyên vẹn hương thơm cũng như vị ngọt tự nhiên.
Mùa thu hoạch chính mật ong trong năm: Việt nam là vùng khí hậu nhiệt đới, đa dạng cây trồng, vì vậy mật ong Việt nam có hương vị đậm đà phong phú. Mùa thu hoạch mật ong Viêt nam kéo dài từ tháng 2 đến tháng 10. Mùa nghỉ thu hoạch mật ong khoảng 3 tháng từ tháng 10-12, tùy vùng và tùy trại. Mùa nghỉ, đàn ong được đưa về vườn gần nhà hoặc vườn cây có nhiều phấn hoa (bắp, lúa, thanh long...) để giảm chi phí thức ăn. Mùa mưa nhiều, lạnh, không có hoa và lá non các nhà nuôi ong cho ong ăn thức ăn hỗn hợp gồm có (bột dinh dưỡng đậu nành, đường, phấn hoa và các dưỡng chất vitamin, khoáng). Các trại ong được Behonex tuyển chọn phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe để thu hoạch được mật ong chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu qua các thị trường khó tính: Mỹ, Châu âu, Nhật, Hàn, Đài Loan...
Các chú ong thợ kiếm ăn quay trở lại tổ ong với bụng đầy mật hoa. Mật hoa đã được biến đổi thành mật ong nhờ các enzym của ong thợ tiết ra để phân hủy thành đường đơn. Trong tổ ong, ong thợ truyền mật hoa từ cá thể này sang cá thể khác cho đến khi hàm lượng nước giảm xuống còn khoảng 20 phần trăm. Ong thợ cuối cùng sẽ tiết mật hoa vào một ô của tổ ong. Tiếp theo, các chú ong quạt cánh điên cuồng, để quạt mật hoa bay hơi lượng nước còn lại. Sự bay hơi cũng được hỗ trợ bởi nhiệt độ bên trong tổ ong là một hằng số từ 32-35oC. Khi nước bay hơi, mật đặc lại thành một chất có hương vị đặc trưng là mật ong. Khi một ô chứa đầy mật ong, các ô sẽ được đậy kin bằng sáp ong, bảo quản mật trong tổ để sử dụng sau này.
Thời gian lý tưởng để lấy mật ong là khi ong vít nắp 100%. Tuy nhiên, nếu đợi đến thời điểm này mới thu hoạch mật ong, thì thời gian bị kéo dài, dẫn đến giảm hiệu suất làm việc của ong. Do đó, khi cầu ong mật kín nắp trên 70% số ô đựng mật, ta có thể tiến hành thu hoạch mà vẫn đảm bảo chất lượng mật. Nếu mật ong còn non (là mật ong vừa được ong thợ đổ đầy lỗ tổ nhưng chưa vít nắp) mà đã thu hoạch thì loại mật này chứa hàm lượng nước cao >30%, nên dễ bị nhiễm khuẩn, dễ bị lên men và nhanh hỏng.
Giai đoạn này ta chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: Bình xịt khói, bình xịt nước, dao cắt vít, máy quay ly tâm, lưới lọc mật, dụng cụ chứa mật,… Các dụng cụ này khô và sạch.
Sử dụng bình xịt khói sau đó mở nắp thùng ong ra, nhấc cầu ong ra khỏi thùng và lấy chổi mềm quét các chú ong rụng xuống thùng. Phun nước ướt cánh ong để ong khó bay ra khỏi thùng. Một thùng ong có từ 7 - 10 cầu ong, sau khi lấy cầu ong ra ta lấy dao cắt nắp vít bầu mật rồi cầu ong được đưa đi quay ly tâm, quay đều tay với tốc độ tăng dần để mật văng ra, cách quy ly tâm giúp nhộng ong vẫn giữ được trong cầu ong và những con nhộng vẫn phát triển bình thường. Khai thác như vậy giúp đàn ong vẫn phát triển và duy trì số lượng đàn.