NGƯỜI PARIS NUÔI ONG LẤY MẬT TRÊN MÁI VÒM NHỮNG TÒA NHÀ

Thứ tư, 04/03/2020, 14:29 GMT+7
  • 10:30, 28/03/2016
  • 6918
  • 10 bình luận

NGƯỜI PARIS NUÔI ONG LẤY MẬT TRÊN MÁI VÒM NHỮNG TÒA NHÀ

Nếu 1 ngày nào đó bạn nghe thấy tin một tòa nhà nào ở Hà Nội, Sài Gòn có ong làm tổ, bạn sẽ cảm thấy thú vị hay sợ run lên thế?

Vậy nhưng giữa Paris hoa lệ, người ta vẫn nuôi nhiều đàn ong, cho chúng bay lượn tung tăng trên mái vòm các công trình cổ kính.

cong_cuoc_nuoi_ong_len

Công cuộc nuôi ong "lén" bắt đầu

Thập niên 80, công cuộc nuôi ong "lén" bắt đầu

Jean Paucton là một người nuôi ong lành nghề của Paris. Và câu chuyện của ông cũng kỳ lạ, vi diệu như chính thành phố lâu đời này.
Vào thập niên 80, chàng Jean chỉ mới bắt đầu tìm hiểu nghề nuôi ong. Hàng ngày, công việc chính của anh là coi sóc Nhà hát Opéra Garnier nổi tiếng.

Một lần nọ, Jean ngạc nhiên khi phát hiện ong có thể sống trong một cái tổ kín đến 48 tiếng đồng hồ. Vì vậy, anh để tạm cái tổ ấy ở nhà hát Garnier, định bụng sau đó sẽ chuyển nó về nhà mình ở ngoại ô Paris.

Opera_Garnier

Nhà hát Opéra Garnier

Nhưng một đồng nghiệp của Jean gợi ý rằng, tại sao không đưa tổ ong lên mái vòm của nhà hát, ở đó chúng có thể bay nhảy đôi chút mà chẳng lo đốt ai cả.

Lời đề nghị quá hợp lí nên Jean làm theo. Lần đầu lại có lần sau, Jean cứ thế mà "tẩm ngẩm tầm ngầm" nuôi ong trên mái vòm của nhà hát.

Sau đó, anh chàng còn bán loại ong mật "nhà làm" ngay tại... quầy lưu niệm của Nhà hát Garnier, được du khách hết mực yêu thích.

Jean_Paucton

Đến năm 2013, Jean Paucton về hưu nhưng có thể khẳng định rằng: Paucton chính là "ông tổ" của nghề nuôi ong mái vòm ở Paris.

Cuộc bành trướng của đàn ong tại Paris

Học tập theo Jean Paucton, nhiều người bắt đầu nuôi ong trên mái vòm nhiều công trình cao tầng. Đàn ong bắt đầu tung cánh ở Bảo tàng Orsay, Trường Quân sự, Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng Grand Palais, Institut de France và nhiều địa điểm nổi tiếng khác. Và không hiểu sao, ong nuôi ở những nơi này lại cho mật ngon lạ thường!

Mọi thứ ban đầu diễn ra âm thầm, lặng lẽ. Nhưng với quy mô ngày càng mở rộng như thế, lời ong tiếng ve đã nổi lên khắp Paris. Sau đó, nhiều địa điểm đưa ra quy định ngặt nghèo, buộc những người nuôi ong phải cuốn gói đến nơi khác.

Cham_ong_tren_mai_vom

Chăm sóc tổ ong giữa những mái vòm cao ngất

Vì thế, họ đành gõ cửa những tòa nhà tư nhân như tiệm trang sức Bocheron hay nhà hàng La Tour d’Argent. Nhờ những cái gật đầu của chủ tư nhân, nghề nuôi ong một lần nữa lại phát triển ồ ạt khắp Paris, và nó làm nảy sinh... loạt khó khăn mới.

Một vài nơi không đủ thức ăn cho đàn ong mà hệ thực vật quanh đó cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Hơn nữa, do "đói quá làm liều", các chú ong đã bay vù xuống "uống ké" nước trái cây của du khách hoặc uống nước từ các ao hồ, tiểu cảnh trang trí. Nhiều địa điểm lại yêu cầu phải "tháo" tổ ong xuống, không nuôi trồng gì nữa hết!

Thế nhưng, vì 1 lí do mà người ta chỉ có thể giảm chứ không đành lòng xóa hết những tổ ong "công cộng" của Paris.

Mật ong Paris - hương vị ngọt ngào tựa anh đào, là món quà cho người sành ăn

Bất chấp nhiều khó khăn, người nuôi ong ở Paris luôn chứng minh sự mát tay của mình. Mật ong của thành phố vừa ngon mà năng suất lại cao hơn các vùng lân cận.

Lí do vì Paris có nhiệt độ hơi cao hơn so với ngoại ô. Hơn nữa, hệ thực vật của thành phố lại đa dạng một cách đáng ngạc nhiên - từ hoa cam, hoa nhài hay các loài cây lạ đều có đủ.

Đây chính là lí do khiến mật ong Paris có mùi vị đặc trưng, được mô tả giống mùi kẹo gum hay "ngọt ngào như anh đào", chỉ cần nếm qua 1 lần sẽ nhớ mãi.

thuc_vat_paris

Thực vật ở Paris cũng phong phú không kém gì bầy ong

Mà ong trong thành phố thì lấy nguồn sống từ đâu? Chính là dàn hoa nơi mái hiên, sân thượng hay hoa cỏ trong công viên.

Nguồn thức ăn này không chứa thuốc trừ sâu. Vì vậy, chất lượng và độ tin cậy của giới sành ăn dành cho mật ong Paris lại nâng lên một tầm cao mới.

hop_ong_paris

Những chiếc hộp quen thuộc của Paris nhưng bên trong đó là đàn ong đang cư ngụ

Suốt hàng chục năm, mật ong từ một món quà lưu niệm độc đáo đã thâm nhập vào văn hóa Paris, trở thành một hiện tượng gắn liền với độ "chuẩn sành" của người dân thành phố.

Năm 2016, bếp trưởng từng giành được ngôi sao Michelin - ông Jérôme Banctel - bắt đầu sử dụng mật ong địa phương để sáng tạo ra các món trứ danh cho khách sạn cao cấp La Réserve.

cua_hang_mat_ong_paris
Bạn nhớ ghé thăm những cửa hàng mật ong nếu có dịp đến Paris

Ông Audric de Campeau - một người nuôi ong sành sỏi của Paris thì bày tỏ: "Người Paris ngày càng ưa chuộng đặc sản địa phương. Và mật ong Paris không phải là chiêu bài tiếp thị đâu, nó thực sự rất ngon đấy. Chúng tôi tự hào vì đã sản xuất được loại mật ong ngọt ngào này".

 

Nguồn: Atlas Obscur

Ý kiến bạn đọc