GIỚI THIỆU VỀ LOÀI ONG

Thứ sáu, 23/02/2018, 14:55 GMT+7
  • 10:30, 28/03/2016
  • 6918
  • 10 bình luận

Ong mật là gì?

BV_02-01

Ong mật là côn trùng biết bay, cùng họ với kiến. Ong mật hiện diện khắp nơi trên trái đất, ngoại trừ vùng Nam cực (Antarctica)

Tất cả các loài ong sinh sống nhờ mật hoa và phấn hoa. Không có ong, sự thụ phấn sẽ khó khăn và tiêu tốn thời gian. Khoản 1/3 thực phẩm cung cấp cho người nhờ vào sự thụ phấn của côn trùng. Ong có lưỡi dài như ống hút gọi là kim hút giúp ong hút được mật từ trong sâu của hoa. Ong có hai cánh, hai anten và cơ thể có ba phần (đầu, chân và bụng). Ong mật là loài côn trùng sống theo đàn. Trong một đàn gồm có một con ong chúa (queen bee), vài trăm ong đực (drones)  và hàng ngàn ong thợ (worker).

ong_tho

Worker Bees (ong thợ)

Ong mật hút mật hoa và tạo ra mật ong có vị ngọt đặc trưng cho chúng ta! Khi chuyển mật hoa về tổ, Ong tạo ra enzyme chuyển hóa đường phức (C12) thành đường đơn của mật hoa, fructose và glucose (C6). Sau khi trút mật vào tổ (honeycomb cell), ong quạt đôi cánh trên bề mặt mật để bay hơi nước làm cô đặc mật. Khi hoàn thành công việc này, các chú ong sẽ bít các nắp tổ bằng sáp ong, quá trình chuyển hóa mật ong hoàn tất được lưu trữ để sử dụng sau này.

Các chú ong thợ là các thành viên có hình thái tương tự nhau và chiếm 99% quân số của đàn

Tất cả Ong thợ là con cái, chúng làm tất cả các công việc của đàn ong. Từ khi sinh ra và chết trong vòng 45 ngày hoặc dài hơn, Ong thợ được giao công việc khác nhau trong các giai đoạn cuộc đời của chúng.  Ong thợ đảm trách tất cả công việc từ nuôi các ấu trùng, nuôi dưỡng ong chúa, vệ sinh tổ, thu thức ăn, bảo vệ đàn và xây tổ.
Kim chích của ong thợ co gai, vì vậy khi bảo vệ bản thân và đàn, chúng sẽ tấn công đối phương bằng kim chích và kim sẽ bị dính lại trong da của đối phương. Ong thợ không thể rút được kim chích của mình và sẽ chết.

Thông thường, các chú ong rất hiền dịu-chúng không muốn chết hơn là bạn không muốn bị chích. Hãy tử tế với các chú ong, chúng sẽ tốt với bạn

Ong_Duc

Drone Bees (Ong đực)

Vai trò của ong đực chỉ giao phối với con cái từ các tổ (hive) khác và chúng sẽ chết ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu chúng không giao phối sẽ song đến 90 ngày (dài hơn gấp hai lần ong thợ).

Bạn có thể nhận biết ong đực trong tổ nhờ hình dạng tròn to và mắt lớn.Ong đực không thể chích.

Ong_chua

Queen Bee (Ong chúa)

Chỉ có một ong chúa trong một tổ, là mẹ của cả đàn ong. Cô ấy là thành viên có thể sinh sản duy nhất trong đàn, và đẻ khoảng 1500 trứng mỗi ngày từ mùa cho đến hè

Ong chúa khác với các thành viên khác trong tổ, thân dài hơn, cánh thì nhỏ. Ngay sau khi sinh sản Ong chúa sẽ bay ra ngoài và có những ngày vui vẻ, nơi đó ong chúa sẽ giao phối với hơn 15 chú ong đực trong 3 ngày trước khi trở về tổ để đẻ trứng. Ong chúa sẽ không rời bỏ tổ trừ khi chia đàn (tạo đàn mới)

Khi đàn cần ong chúa mới, đơn giản ta chỉ cần chọn một ấu trùng khỏe mạnh được ấp nở từ một trứng trong đàn và cho ăn sữa ong chúa, một loại thức ăn đặc biệt và có dinh dưỡng cao. Sữa ong chúa được tạo ra từ đầu của các ong vú nuôi trẻ (ong thợ có nhiệm vụ chăm sóc các ấu trùng, và giúp ong con này phát triển thành ong chúa. Ong chúa có thể đẻ 1500 trứng một ngày và sống từ 4-7 năm, có nghĩa sống thọ gấp 57 lần ong thợ. Điều này không ngạc nhiên khi con người bổ sung sữa ong chúa cho chế độ dinh dưỡng của mình.

1200px-Todd_Huffman_-_Lattice_by

Life in the Hive (Đời sống của đàn ong)

Loài ong mật thường xây tổ trong đàn của chúng. Ong mật tạo ra một chất sáp đặc biệt (beewax-sáp ong) dùng để xây thành các ô lục giác nhỏ hoàn hảo trong ngôi nhà của mình. Các ô nhỏ này được gọi là lỗ tổ. Ong lưu trữ trong tổ từ trứng, phấn hoa cho đến mật ong.

Để bít mặt tổ và bảo vệ ấu trùng không bị bệnh, các chú ong tạo ra chất đặc biệt gọi là keo ong (propolis). Keo ong là chất sền sệt hỗn hợp sáp ong, mật ong và nhựa cây có tác dụng kháng khuẩn, nấm và virus. Các chú ong mật thường sử dụng keo ong để hàn các vết nứt hoặc lỗ để bảo vệ ngôi nhà.

Với quân số đông như vậy cùng làm việc với nhau, một số kỹ thuật giao tiếp là cần thiết. Các chú ong trò chuyện với nhau theo 2 cách- mùi hướng và khiêu vũ. Khi ong muốn cảnh báo các chị em của mình có kẻ lạ làm phiền, hoặc nếu các cô gái trong tổ vui mừng, sẽ tiết ra hormone có hương đặc trưng gọi là hocmon xã hội-pheromone. Ong có thể nhận biết các mùi hương khác nhau của các thông điệp này. Ong vui mừng, hocmon tiết ra có mùi hương giống như chanh, và mùi cảnh báo có hương tương tự chuối.

Khi ong trinh thám cần thông báo cho chị em biết về nơi có nguồn mật hoa, bằng các điệu khiêu vũ. Chúng sẽ quay và nhún nhảy tạo thành sơ đồ đường đi để chỉ nơi cô ấy tìm được nguồn thức ăn.




 

 

 

Ý kiến bạn đọc