Thứ ba, 18/02/2020, 09:51 GMT+7
NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG SỬ DỤNG MẬT ONG: CÓ AN TOÀN KHÔNG?
Ngày nay, mật ong đã trở thành một loại gia vị quen thuộc với nhiều người. Trong cuộc sống hàng ngày, một số người có sở thích thêm mật ong vào cà phê và trà để uống hoặc sử dụng nó như một chất làm ngọt khi tẩm ướp để nướng thịt hay làm bánh ngọt. Nhưng liệu mật ong có an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường hay không? Các nhà khoa học đã khẳng định là “có”, nhưng chỉ trong những điều kiện nhất định.
Những người mắc bệnh tiểu đường phải kiểm soát và quản lý lượng carbohydrate và đường, song điều này không có nghĩa là họ phải tránh đồ ngọt hoàn toàn. Trong chừng mực, sử dụng mật ong đối với người mắc bệnh tiểu đường là có thể an toàn, bởi nó có đặc tính chống viêm cũng như có thể làm giảm các biến chứng tiểu đường.
Mật ong và người bệnh tiểu đường
MẬT ONG LÀ GÌ ?
Mật ong là một chất lỏng dày, màu vàng được các loài ong mật gom góp đem về trong quá trình hút mật. Những con ong thu thập mật trong những bông hoa và lưu trữ trong dạ dày của chúng và bay về tích trữ ở tổ của nó.
Mật hoa được tạo thành từ đường (sucrose), nước và các chất khác. Nó có khoảng 80% carbohydrate và 20% nước. Những con ong “sản xuất” mật ong bằng cách ăn và ăn lại mật hoa rất nhiều lần, trong quá trình này, phần nước sẽ được loại bỏ đi. Sau đó, những con ong lưu trữ mật ong trong tổ để sử dụng làm nguồn năng lượng trong mùa đông khi nó khó tìm thức ăn hơn vì mùa này rất ít hoa cho mật.
Mặc dù là một chất làm ngọt tự nhiên, mật ong có nhiều carbohydrate và calo hơn so với đường được sản xuất từ mía. Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 1 muỗng mật ong thô có khoảng 60 calo và 17 gram carbohydrate.
Mật ong cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm sắt, vitamin C, folate, magiê, kali và canxi. Nó cũng là một chất chống oxy hóa, là những chất ngăn ngừa và làm chậm tổn thương tế bào.
Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất
MẬT ONG THÔ VÀ ĐÃ QUA CHẾ BIẾN
Mật ong thô còn được gọi là mật ong chưa qua phần lọc. Loại mật ong này được con người lấy từ tổ ong trong quá trình thu hoạch mật và sau đó tiến hành công đoạn lọc để loại bỏ các tạp chất lẫn ở trong đó.
Mặt khác, mật ong được chế biến, trải qua một quá trình lọc rất kỹ và được tiệt trùng khi cho tiếp xúc với nhiệt độ cao để loại bỏ các loại nấm men và tạo ra thời hạn sử dụng lâu hơn.
Mật ong đã qua công đoạn chế biến sẽ mịn hơn mật ong thô, nhưng quá trình lọc và thanh trùng cũng sẽ loại bỏ một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa vốn có trong thành phần của mật ong.
Theo một tài liệu, có khoảng 300 loại mật ong khác nhau ở Hoa kỳ. Những loại này được xác định bởi nguồn mật hoa, hay đơn giản hơn là những gì ong ăn. Ví dụ, mật ong việt quất được lấy từ những bông hoa của bụi cây việt quất, trong khi mật ong bơ đến từ hoa bơ. Và tất nhiên, nguồn mật hoa sẽ ảnh hưởng đến hương vị của mật ong và màu sắc của nó.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ MẬT ONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU ?
Do mật ong là một loại đường tự nhiên và carbohydrate, nên nó chỉ tự nhiên ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Tuy nhiên, khi so sánh với đường ăn, dường như mật ong có tác dụng nhỏ hơn.
Một nghiên cứu từ năm 2004 đã đánh giá tác dụng của mật ong và đường ăn đối với lượng đường trong máu. Nghiên cứu này liên quan đến các cá nhân có và không có bệnh tiểu đường type 1.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong nhóm người mắc bệnh tiểu đường, mật ong gây ra sự gia tăng ban đầu lượng đường trong máu 30 phút sau khi tiêu thụ. Tuy nhiên, lượng đường trong máu của người tham gia sau đó giảm xuống và duy trì ở mức thấp hơn trong 2 giờ.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng mật ong, không giống như đường, có thể gây ra sự gia tăng insulin, đây là một loại hormone quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Lượng đường trong máu
MẬT ONG CÓ THỂ NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ?
Mặc dù mật ong có thể làm tăng nồng độ insulin và giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng dường như không có nghiên cứu nào kết luận mật ong là yếu tố phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một mối liên hệ có thể có giữa mật ong và chỉ số đường huyết thấp hơn.
Trong một nghiên cứu trên 50 người mắc bệnh tiểu đường type 1 và 30 người không mắc bệnh tiểu đường type 1, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, so với đường, mật ong có tác dụng hạ đường huyết thấp hơn đối với tất cả những người tham gia. Nó cũng làm tăng nồng độ C-peptide của họ, một chất được giải phóng vào máu khi cơ thể sản xuất insulin. Mức độ bình thường của C-peptide có nghĩa là cơ thể đang tạo ra đủ insulin.
CÓ NGUY CƠ ĂN MẬT ONG NẾU BẠN BỊ TIỂU ĐƯỜNG?
Hãy nhớ rằng mật ong ngọt hơn đường, nên nếu bạn dùng mật ong để thay thế cho đường, bạn chỉ cần một chút là phù hợp. Lý do là mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên mật ong cần được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Nếu bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát tốt và bạn muốn thêm mật ong vào chế độ ăn uống của mình, hãy chọn mật ong nguyên chất. Những loại này an toàn hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì mật ong hoàn toàn tự nhiên không có thêm đường.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương nên không nên ăn mật ong thô, vì nó không được tiệt trùng.
Tăng mức độ insulin
LỢI ÍCH KHI ĂN MẬT ONG NẾU BẠN BỊ TIỂU ĐƯỜNG ?
Một lợi ích của việc ăn mật ong là nó có thể làm tăng mức độ insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Việc thay thế đường bằng mật ong cũng có thể có lợi, vì mật ong là một nguồn chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm.
Người bị tiểu đường cần có một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa để có thể cải thiện cách cơ thể bạn chuyển hóa đường. Các đặc tính chống viêm trong mật ong có khả năng làm giảm các biến chứng tiểu đường, bởi các hình thức viêm có thể dẫn đến kháng insulin, đó là khi cơ thể không có phản ứng đúng với insulin.
--- --- ---
(Theo www.heathline.com)