Thứ tư, 19/02/2020, 16:56 GMT+7
CÁC LOÀI ONG Ở VIỆT NAM
Ong mật bao gồm những loài ong có đời sống xã hội và bản năng sản xuất mật ong. Con ong cho mật thuộc giống Apis (Apis mellifera, Apis cerana Fabr, Apis ligustica, Apis sinensis...) hoặc các giống Maligona, Trigona... đều thuộc họ ong (Apidae). Ong mật còn gọi là ong khoái, to con hơn, đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá, có thể bắt về nuôi được để lấy mật.
Ong chúa - Ong đực - Ong thợ
Đặc điểm
Trong một đàn có ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong chúa có thân dài 20 – 25 mm, cánh ngắn, kim châm ngắn. Ong đực thân dài 15 – 17 mm, không có ngòi châm, cánh lớn. Ong đực chỉ có một tác dụng là giao phối với chúa tơ. Ong thợ là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hoá, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong như bảo vệ tổ, sản sinh sữa ong chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.
Trong xã hội ong mật, một ít ấu trùng được chọn làm ong chúa và đa số còn lại làm ong thợ. Đối với ong mật, các enzym trong ruột của ong mật có khả năng hóa giải chất độc của loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để diệt ve trong tổ ong mật. Ong mật có lông trên mắt để chúng thu nhặt phấn hoa. Ong có 5 mắt, gồm 3 mắt nhỏ trên đỉnh đầu và 2 mắt to ở phía trước. Một con ong cần phải tìm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong.
Ong - Hoa - Mật
Nguồn gốc
Có ý kiến cho rằng, loài ong mật có tổ tiên ở châu Á, trái ngược với quan điểm trước đây cho rằng chúng xuất phát từ châu Phi. Với phương pháp phân tích gene để giải mã lịch sử tiến hóa của loài ong mật, loài ong mật (Apis mellifera) có dòng dõi cổ xưa là loài ong sống trong các hố hốc. Những con ong cổ đại này xuất thân từ châu Á khoảng 300.000 năm trước đây sau đó lan rộng sang châu Âu và châu Phi. Cây tiến hóa xây dựng từ trình tự các bộ gene không ủng hộ quan điểm cho rằng ong mật có nguồn gốc từ châu Phi. Số lượng ong mật đã và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu. Ong mật là loài côn trùng thụ phấn hàng đầu, ít nhất một phần ba số lượng thực phẩm con người sử dụng hàng ngày là sản phẩm cây trồng được thụ phấn bởi loài ong.
Các loại ong mật ở Việt Nam
Ong khoái
- Ong khoái
- Ở vùng Bắc Trung bộ thường gọi là ong mật hoặc ong ma. Ong khoái là loài ong không thể nào thuần hóa và cực kỳ hung dữ, tấn công theo bầy đàn, khi tấn công con người hay kẻ thù, chúng hay quấn tròn lại một cục ở phía dưới tổ và thả rơi tự do trong không trung. Một khi đã tấn công là không dừng lại và chúng rất nhạy cảm với mùi mồ hôi, nên nếu chúng rượt đuổi bạn rất khó để thoát được, nộc độc của nó rất mạnh, và rất nguy hiểm.
- Ong khoái là loại ong có thân hình lớn nhất trong các loại ong cho mật, nó lớn gần gấp đôi ong mật, và chính vì vậy tổ của nó cũng lớn gấp nhiều lần so với ong mật. Chúng thường làm tổ ở cành cây cao và kín đáo tránh kẻ thù phát hiện. Tổ của nó có khi lớn bằng cái bàn nhưng không phải tất cả chỗ đó đều có mật. Mật chỉ có ở một góc của tổ “cục mật” phần lớn diện tích tổ là nơi chúng sinh sản.
- Ong mo tro
- Loài ong này khá lạ, ít người biết và chúng bé bằng hạt gạo, thân như các loài ong khác có hai phần màu đen đen. Loài ong này đóng tổ trong hốc cây, tổ của chúng rất đông quân, mật của chúng có thể là rất ít.
Ong Mật
- Ong mật
- Ở vùng Bắc Trung bộ, người ta hay gọi là ong ruồi. Loài ong này hiền lành, nhưng cắn thì khá đau, gây sưng, những người bị khớp hay bắt ong này cho cắn vào chổ khớp để giảm đau, điều trị.
- Ong lai
- Ong lai là loài ong nhập khẩu, được nhập vào Việt Nam nhiều thập kỷ trước, còn gọi là ong châu Âu, ong Úc, ong Ý, loài ong này to hơn ong mật của địa phương, nhưng lười biếng, ăn thì cực kỳ khỏe. Quãng đường bay và phạm vi di chuyển của chúng rất là ngắn, nên người ta có thể cho chúng lên xe tải và chở đi khắp mọi miền để cho chúng tỏa đi hút mật. Chúng cho sản lượng mật cao, nên người ta nhân rộng chúng để thu lợi nhuận cao.
Ong ruồi
- Ong ruồi
- Ong ruồi rất hiền lành, nó di chuyển chậm chạp và tổ nó bé, bằng khoảng 2 bàn tay người lớn, phần trên là cục mật được làm sát với cành cây, cục mật rất dày và to. Phần phía dưới là phần sinh sản của chúng nên nó mỏng và dẹt dài thòng xuống phía dưới.
- Ong ruồi cũng như các loài ong khác thường cho mật vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ, tức là từ cuối tháng 4 tới tháng 7 dương lịch.
- Ong ruồi thường làm tổ ở những bụi rậm, lùm cây thấp, cành cây chúng đóng tổ chỉ bằng ngón tay hoặc lớn hơn, thợ rừng thường đi men theo bờ suối nhỏ sẽ là nơi nó tụ tập đóng tổ nhiều nhất. Khi một tổ đã lớn đủ mạnh thì chúng sẽ sinh ra một ong chúa non và tách làm tổ mới ở ngay gần đó. Nên khi có một tổ ong ruồi thì sẽ có thêm nhiều tổ ở xung quanh đó.